Có vẻ như tâm lý của cộng đồng đối với tiền điện tử đang ngày càng trở nên ít thiện cảm hơn, chủ yếu là do các đợt rớt giá gần đây. Kẻ chịu trách nhiệm cho tất cả những lần bán tháo đó là ai ư? Chắc hẳn mọi người đều đã biết câu trả lời, thủ phạm chính là những chủ nợ của sàn Mt. Gox.
- MỞ TÀI KHOẢN TẠI BINANCE TRONG 1 PHÚT - Thống kê của Google Trends cũng phần nào cho thấy cách công chúng đang phản ứng lại với những sự kiện gần đây: sự hứng thú dành cho Bitcoin đã giảm về ngang với mức của tháng 10 năm ngoái. Không thể ngờ được phải không nào?
Nếu bạn vẫn đang cố ấp ủ một chút hy vọng dù là nhỏ nhoi nhất, hãy để tôi giúp bạn: hôm nay chúng ta sẽ chỉ bàn về điều tốt mà thôi, hãy đổi gió một chút. Cứ quên hết mọi thứ về giá, về lưu lượng mua bán cũng như hoạt động giao dịch đi. Chúng chẳng có chút quan trọng gì trong ngày hôm nay cả, vì giờ sẽ là lúc chúng ta nhìn lại quãng đường dài đằng đẵng mà tiền điện tử đã bước qua cũng như tiềm năng mà chúng có thể mở ra trong một tương lai mà có thể thấy trước được.
Cứ thong thả tận hưởng chuyến đi của chúng ta!
Lưu ý:Bài viết này không phải là một lời khuyên đầu tư tài chính, đơn giản chỉ là những suy nghĩ và ý kiến riêng của tôi. Đa phần các khoản tiết kiệm của tôi đều đang ở dưới dạng một đồng tiền điện tử nào đó nên đừng miễn nhiên cho những gì tôi đề cập sau đây là hoàn toàn đúng. Đừng đầu tư nhiều hơn số tiền mà bạn cho phép mình có thể thua lỗ.
I. Công nghệ
Có một vài điểm cần phải được bàn đến về những tiến triển kỹ thuật gần đây trong thế giới tiền điện tử, không chỉ giới hạn là đối với Bitcoin và Blockchain mà còn nhiều đồng tiền khác nữa – thứ mà có thể kích hoạt một làn sóng tiếp nhận mới không chỉ từ công chúng nói chung mà còn có thêm các doanh nghiệp và thậm chí là chính phủ nữa.
1. Bitcoin
Về Bitcoin cùng Blockchain của nó, chúng ta không thể không nhắc đến hai đột phá mới nhất, hiện đang được bàn tán khắp nơi bởi những bộ óc vĩ đại nhất:
(a) Mức độ tiếp nhận SegWit:
Thông qua sự kiện soft fork thành công vào tháng 08/2017, vốn đã tích hợp giải pháp mở rộng quy mô mang tên Segregated Witness (SegWit) vào mạng lưới Bitcoin, chúng ta có thể tăng thêm số lượng giao dịch có thể đính kèm vào trong mỗi block khi mà giao dịch giờ đã trở nên gọn nhẹ hơn.
Vấn đề ở đây chỉ nằm ở chỗ SegWit vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi trên quy mô toàn cầu vì sự chuyển đổi này cần phải có sự thực hiện một cách thủ công bởi các công ty khai thác tiền cùng các doanh nghiệp (cụ thể là các sàn giao dịch). Do đó các doanh nghiệp đã đợi cho đến khi SegWit đã được chứng minh là an toàn rồi mới chịu kích hoạt nó. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác khiến tốc độ tích hợp SegWit ì ạch như vậy, theo nhiều người, là bởi nó sẽ làm phụ phí gửi đến các thợ đào Bitcoin sụt giảm đáng kể.
Vậy thì quá trình tiếp nhận SegWit suốt 30 ngày qua đang diễn ra như thế nào rồi? Hãy tự mình kiểm chứng đi!
(Nó hiện đã tăng hơn gấp đôi rồi. Xin lỗi, vui quá nên không thể kìm lòng được ^^)
(b) Lightning Network (LN):
Chúng ta đã chính thức có thể khẳng định LN đã “lên sóng”. Lightning Network hiện đã có hơn 1500 node tham gia testnet và có người thậm chí đã tiến hành các giao dịch thực bất chấp cảnh báo của các nhà phát triển (tôi thích những người này, họ đích thực là những còn người mạnh dạn. Và trong diễn biến mới nhất, đội ngũ LN vừa thông báo rằng họ đã sẵn sàng tiến lên mainnet.
Lightning Labs, công ty đứng đằng sau dự án mở rộng quy mô Bitcoin này, đang chuyển sang xây dựng hệ sinh thái cho sản phầm của mình, đồng nghĩa với việc bạn sẽ sớm có thể tiến hành giao dịch thông qua các kênh thanh toán off-chain. Bạn có thể lập nên node Lightning của mình, nơi mà sẽ định hướng các giao dịch sang những node khác, và nhận được phần thù lao tương xứng với những đóng góp của mình. Hoặc bạn có thể chỉ sử dụng LN như là người tiêu dùng cuối cùng, người mà chủ muốn gửi tiền đến cho một người bạn, hoặc là để chi trả cho một doanh nghiệp sau khi sử dụng dịch vụ của họ. Phụ phí giao dịch chắc chắn sẽ còn giảm mạnh nữa khi mà thợ đào sẽ chỉ còn tham gia vào quá trình xác nhận giao dịch cuối cùng của một kênh thanh toán off-chain trước khi nó đóng lại và được ghi nhận lên Blockchain.
Tôi đang mong đợi từng ngày để được thấy nó trở thành hiện thực, thật là háo hức quá đi thôi.
Nhưng nếu bạn nghĩ tiến trình phát triển công nghệ chỉ dừng lại đối với Bitcoin và Blockchain của nó, thì ôi thôi bạn sai quá là sai rồi!
Các dự án khác mà đã hoàn tất giai đoạn ICO đang bắt đầu cho thấy những thành quả của mình. Sau đây tôi sẽ bàn về 4 đồng coin mà theo tôi sẽ trở thành những ứng cử viên nặng ký cho quá trình tiếp nhận rộng rãi trong tương lai gần (nên nhớ rằng nhận định của cá nhân tôi cũng có thể là sai hoàn toàn, do đó độc giả cần cẩn thận).
2. Ethereum.
Không thể bàn cãi theo hướng nào khác đi nữa vì Ethereum chính là đồng tiền nổi tiếng thứ 2 sau Bitcoin, và nó có lí do chính đáng cho việc này. Bên cạnh việc đang dần chuyển đổi sang sử dụng thuật toán Proof-of-Stake (PoS) (cho dù Proof-of-Work vẫn sẽ tiếp tục hoạt động), Ethereum cũng đang ngày càng gần hơn bao giờ hết với nâng cấp Casper, vốn cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm. Xin được chúc mừng đội ngũ Ethereum khi rốt cuộc họ cũng đã thành công sau khi đối mặt với muôn vàn thử thách, bởi thay đổi thuật toán đồng thuận của một đồng tiền đang được cả chục triệu người sử dụng không hề đơn giản như ta nghĩ đâu. Chưa hết, còn có một số dự án khác tích hợp giao thức Ethereum mà cũng đang nhận được rất nhiều động lực. Hãy cùng điểm qua một vài trong số chúng:
3. Cardano.
Tôi biết là hiện tại đội ngũ phát triển đồng tiền này vẫn đang xây dựng giao thức của mình, nhưng thật lòng mà nói thì cách thức họ thực hiện điều ấy xứng đáng nhận được sự tán dương nhiệt liệt. Ý tưởng ban đầu là thiết kế nên một bộ giao thức phân quyền mà tương thích với PoS cũng như dễ dàng mở rộng quy mô, mặc dù nó tích hợp smart contract. Đội ngũ IOHK đằng sau Cardano và Ethereum Classic là những con người có hiểu biết rất sâu rộng về lĩnh vực tiền điện tử. Hãy nhìn vào ví tiền Cardano đầu tiên được công bố hồi năm ngoái, ví Daedalos, vốn hoạt động mạnh mẽ và vẫn chưa gặp phải bất kì lỗi lớn nào. Cách tiếp cận đến cộng đồng của nhóm phát triển cũng hết sức tuyệt vời khi họ tham gia khá nhiều buổi hội thảo cũng như review cáo bạch của mình. Cá nhân tôi rất thích dự án này, đặc biệt là với tần suất hoạt động dày đặc trên GitHub. Hãy so sánh nó với 90% các dự án khác và tự mình cảm nhận sự khác biệt.
4. IOTA/Circle.
Tôi đề cập cùng một lúc cả IOTA lẫn Circle, cho dù ban đầu tôi là người ưa IOTA hơn, vì những trục trặc gần đây liên quan đến ví tiền, sự chậm trễ trong giải quyết thắc mắc của người dùng và lần hợp tác “hụt” với Microsoft, tất cả đã khiến tôi tìm kiếm một dự án DAG (Directed Acyclic Graph) thay thế khác, mà cụ thể là Circle. Cả hai đều có chung một ý tưởng, chỉ khác ở đội ngũ thực hiện nó cũng như cách tiếp cận. IOTA đã là người tiên phong mở đường cho các dự án DAG khác sinh sôi nảy nở, trong đó có Circle.
Hy vọng trong tương lai cả hai sẽ cùng nhau tiến bộ hay thậm chí là vượt mặt lẫn nhau, vì hiện tại họ có thể bắt chước ý tưởng hay, khái niệm cùng những đặc điểm hữu ích từ một dự án khác. Sự cởi mở của lĩnh vực tiền điện tử đang thúc đấy quá trình tiến bộ với một tốc độ nhanh chưa từng thấy. Tôi mong rằng những nghi ngờ của mình về IOTA là sai và đội ngũ phát triển của nó sẽ nhanh chóng sửa chữa các bất cập hiện tại. Vì IOTA cũng chỉ mới ở trong giai đoạn testnet, mọi chuyện sẽ càng thú vị hơn trong những tháng tới khi càng có thêm nhiều người, nhiều node cùng nhiều cập nhật phát triển đến với mạng lưới này.
5. Monero.
Đồng tiền điện tử ẩn danh được tiếp nhận trên quy mô lớn này hiện vẫn có chỗ đứng của mình trên thị trường và các thông báo mới nhất càng khiến tôi thêm tin tưởng rằng công nghệ đằng sau nó cũng như đội ngũ phát triển vẫn còn đủ sức để tiếp tục tiến xa hơn nữa. Nó đã, đang và sẽ tiếp tục có ích cho những ai không muốn toàn bộ lịch sử giao dịch của mình đươc chưng ra để mọi người vào xem. Tôi thấu hiểu quyền riêng tư của mỗi người và không muốn đề cập đến việc Monero bị lợi dụng vào các hoạt động phạm pháp hay mờ ám. Mọi người hoàn toàn có quyền sử dụng tiền của mình theo cách mà họ muốn miễn là nó hợp pháp, đúng không nào?
II. Khả năng sử dụng.
Đặc điểm quan trọng nhất của tiền điện tử, dù có nói gì đi nữa, vẫn sẽ là khả năng ứng dụng; khi mà nó trở nên dễ dàng sử dụng như thẻ ngân hàng ngày nay thì chắc chắn tình thế sẽ xoay chuyển hoàn toàn.
Đây là cách tôi mường tượng mọi chuyện sẽ diễn ra (cảnh báo: tất cả từ giờ về sau chỉ toàn là phỏng đoán):
- Các nhà quản lý tài chính và Chính phủ tấn công tiền điện tử và ICO như là một phương pháp gọi vốn trái phép.
- Kế hoạch trên thất bại và tiền điện tử sẽ càng kiên cường hơn, giống như những gì đã xảy ra suốt mấy năm qua.
- Ngân hàng, định chế tài chính cùng các công ty thanh toán chung sức tấn công tiền điện tử, lập luận rằng nó chỉ được dùng cho hoạt động tội phạm và rửa tiền.
- Công chúng và các doanh nghiệp khác phớt lờ những lời cảnh báo kia đơn giảm vì phí giao dịch tiền điện tử thấp hơn nhiều so với ngân hàng truyền thống.
- Các đợt ICO trước đó sẽ tiếp tục lớn mạnh và mở rộng mạng lưới của mình đến mức các công ty truyền thống sẽ không thể nào cạnh tranh với những tiện ích và mô hình kinh doanh mới này.
- Chính phủ và các nhà quản lý bắt đầu tiếp nhận và tạo ra những quy định mới thúc đẩy tăng trưởng tiền điện tử, như là một phương thức mới để thu hút doanh nghiệp và nhân tài.
- Mọi người dần dần tin tưởng tiền điện tử nhiều hơn và nhiều hơn nữa, khi các dự án bắt đầu cho ra kết quả của mình. Tỉ lệ thu lỗ vì scam và lừa đảo trở nên thấp hơn vì cộng đồng trở nên thông minh hơn và sẽ không sập bẫy các âm mưu đơn giản nữa và các nhà quản lý thị trường sẽ áp dụng các quy định mới mà vẫn giữ nguyên bản chất minh bạch của các dự án tiền điện tử (sẽ được chính quyền bảo vệ).